Lịch sử bộ môn
Bộ môn Công nghệ Thực Phẩm (BM CNTP) được thành lập năm 2010 theo Quyết định số 710/QĐ-ĐHQT-TCHC ngày 26 tháng 10 năm 2010 trực thuộc khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Quốc tế nhằm mục đích giảng dạy các bậc đào tạo đại học, sau đại học ngành CNTP, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTP và phục vụ nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp và xã hội. Hiện nay cán bộ cơ hữu của Bộ môn bao gồm 02 PGS. TS., 04 TS, 01 Th.S và 05 cử nhân. Ngoài ra còn có các cán bộ cơ hữu khác của khoa Công nghệ sinh học tham gia công tác giảng dạy các môn liên quan.
Bộ môn được nhà trường đầu tư hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại, và thư viện ngoại văn phong phú có chất lượng cao giúp học viên có điều kiện thực tập, nghiên cứu theo tiêu chuẩn đào tạo của các trường đại học danh tiếng nước ngoài. Hiện nay các sinh viên tốt nghiệp của Bộ môn đều đã có việc làm ổn định tại các tổng công ty, công ty liên doanh trong nước và nước ngoài như tập đoàn Masan, Công ty CJ Cheiljedang (Hàn Quốc), …
Trong giai đoạn 2010-2015, các giảng viên và sinh viên của Bộ môn đã và đang thực hiện 04 đề tài nghiên cứu do quỹ Khoa học và Công nghệ Quốc Gia (Nafosted) tài trợ, 06 đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc Gia Tp. HCMvà các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, 02 dự án chuyển giao công nghệ cho các tỉnh. Bộ môn đã công bố 36 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành uy tín, trong đó có 19 bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI (SCI và SCIE), 29 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và tham gia các hội thảo quốc gia và quốc tế.
Mục tiêu đào tạo
Định hướng đào tạo đại học Công nghệ Thực phẩm (CNTP) của Trường Đại học Quốc tế được xác định dựa trên các cơ sở quan trọng:
- Chiến lược phát triển đào tạo của Đại học Quốc gia TPHCM.
- Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTP trong nước và khu vực.
- Phù hợp với xu thế đào tạo tại các nước tiên tiến, nhằm khai thác tiềm năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các đối tác quốc tế.
Chương trình đào tạo ngành CNTP tại Trường Đai học Quốc tế được thiết kế nhằm đào tạo các kỹ sư CNTP, có những nét chính như sau:
- Cung cấp kiến thức rộng, cân bằng về các khoa học thực phẩm và kỹ thuật thực phẩm.
- Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý thực phẩm (bao gồm cả quản lý sản xuất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường).
- Chú trọng đến kỹ năng thực hành và khả năng tiếp cận với thiết bị công nghệ cao.
- Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ đạt trình độ tiếng Anh TOEF pBT 550 hoặc tương đương (IELTS 6.0, TOEFL iBT 60)).
Chương trình Đào tạo được chia theo 2 định hướng: (1) Kỹ sư CNTP theo định hướng kỹ thuật - sản xuất và (2) Kỹ sư CNTP theo định hướng quản lý và dịch vụ, với các môn tự chọn hợp lý cho từng hướng
1. Kỹ sư CNTP theo định hướng kỹ thuật- sản xuất
- Có các kiến thức cơ bản của sinh học, hóa học thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vi sinh thực phẩm và kỹ thuật thực phẩm.
- Kiến thức về quy trình công nghệ, phát triển sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý sản xuất, nhà máy.
2. Kỹ sư CNTP theo hướng quản lý và dịch vụ
- Có các kiến thức cơ bản về các khoa học và kỹ thuật thực phẩm.
-
Lựa chọn các môn học hướng tới kiến thức quản lý, thương mại và dịch vụ thực phẩm như: vệ sinh an toàn thực phẩm, phân tích thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, quản lý dự án, phát triển sản phẩm, tiếp thị ...
-
Chương trình đào tạo đại học
Tuyển sinh các khối: A00, A01, B00
Mã ngành: 7540101
Với trình độ chuyên môn tốt và tiếng Anh thành thạo, các kỹ sư CNTP của ĐHQT có thể làm các công việc liên quan đến:
- Chế biến và bảo quản thực phẩm,
- Nâng cao chất lượng sản phẩm,
- Đổi mới công nghệ chế biến thực phẩm,
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,
- Quản lý, tư vấn về dinh dưỡng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Cơ hội làm việc và thăng tiến:
- Các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế sản xuất và kih doanh thực phẩm.
- Các trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng.
- Các cơ quan dịch vụ, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, sở hữu trí tuệ
Sau khi hoàn thành tối thiểu 90 tín chỉ trong chương trình đào tạo, tất cả sinh viên sẽ được thực tập tại các cơ sở liên quan đến ngành Công nghệ thực phẩm. Đây là một trong những quá trình quan trọng giúp sinh viên có thể học hỏi từ thực tế, áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học từ Trường vào thực tế sản xuất.
Sinh viên sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất hoặc viện nghiên cứu và các tổ chức liên quan đến ngành Công nghệ thực phẩm trong thời gian tương đương với yêu cầu 2 tín chỉ.
Khi bắt đầu trải nghiệm thực tập, sinh viên được bố trí làm việc tại vị trí có liên quan đến ngành học, mục tiêu giáo dục và nguyện vọng nghề nghiệp của sinh viên. Đồng thời, sinh viên chia sẻ kinh nghiệm học tập của họ; đưa ra khuyến nghị cho tổ chức; thể hiện năng lực của bản thân đã được cải thiện và nâng cao như thế nào nhờ thực tập.
Trong quá trình thực tập, mỗi sinh viên được hướng dẫn bởi một người hướng dẫn tại chỗ được chỉ định từ công ty và một cố vấn học tập từ Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐHQT. Các sinh viên phải báo cáo công việc của họ trong quá trình thực tập mỗi tuần một lần cho cố vấn.
Kết thúc đợt thực tập, sinh viên chuẩn bị báo cáo cần được người hướng dẫn tại công ty duyệt trước rồi mới nộp cho khoa Công nghệ sinh học. Sinh viên trình bày kết quả thực tập cho Hội đồng đánh giá kết quả thực tập của Bộ môn. Điểm Thực tập được đánh giá bởi hội đồng, người hướng dẫn tại công ty thực tập và cố vấn học tập, quá trình đánh giá này sẽ được dựa trên các tiêu chí do Khoa Công nghệ sinh học cung cấp.
Đối với sinh viên Công nghệ thực phẩm, luận văn là một phần không thể thiếu để đánh giá kết quả học tập của họ. Nó được áp dụng cho tất cả các chương trình có yêu cầu về luận văn, luận án. Có hai giai đoạn để đánh giá một luận án đủ tiêu chuẩn. Đầu tiên là giai đoạn đề xuất, trong đó sinh viên chuẩn bị một bản thảo nghiên cứu mô tả những gì họ dự định làm và cách họ tiến hành nghiên cứu. Thứ hai là giai đoạn nghiệm thu của luận án, trong đó sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu của họ. Đối với cả hai giai đoạn, học sinh phải thuyết trình bằng miệng về các tác phẩm của mình trước Ủy ban. Điểm trung bình phải đạt từ 50/100 trở lên để vượt qua kỳ kiểm tra đề xuất hoặc luận văn. Ngoài các giảng viên của Bộ môn, thành viên hội đồng đánh giá luận án có thể bao gồm các giảng viên đến từ các đơn vị khác trong Đại học Quốc tế và các trường đại học khác. Các tiêu chí đánh giá đề cương, luận văn được nêu rõ trong phiếu đánh giá.
Định hướng nghiên cứu khoa học của Bộ môn Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Quốc tế theo các vấn đề sau:
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và bảo quản thực phẩm.
- Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
- Phát triển các sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao.
- Nghiên cứu chế tạo các loại kit dùng xác định nhanh các chất phụ gia, các độc tố có trong các sản phẩm thực phẩm và các vấn đề an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu sản xuất các loại đồ uống và thực phẩm chức năng có tác dụng phòng, chữa các bệnh mãn tính của con người.
- Nghiên cứu công nghệ tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học sử dụng trong thực phẩm và y dược.
- Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng và chất lượng của các loại ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc như tinh bột biến tính, chất xơ, dầu chức năng,… trong quá trình chế biến và bảo quản
- Nghiên cứu công nghệ bảo quản tiên tiến kết hợp chuỗi cung ứng tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Nghiên cứu sản xuất, sử dụng các chế phẩm enzyme thô và tinh chế phẩm vi sinh vật phục vụ công nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm.
§ Các bài báo thuộc danh sách SCI
§ Các bài báo thuộc danh sách SCI- E
§ Tạp chí không thuộc SCI
§ Các bài báo đăng ở tạp chí trong nước
§ Công bố khoa học của sinh viên
|
Phòng thí nghiệm bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm
Welcome Freshmen - K20
Trưởng bộ môn
Tiến sĩ Đặng Quốc Tuấn
Phòng A1.706
Trường Đại học Quốc Tế - Đại học quốc gia Tp. HCM