Bộ môn Hóa Ứng Dụng
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Chào mừng bạn đến với Bộ môn Hóa Ứng dụng, trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Việt Nam - TP HCM!
Ngành Hóa học (chương trình Hóa Sinh) được thiết kế dành riêng cho sinh viên chuyên nghiên cứu các tiến trình hóa học của sự sống ở cấp độ phân tử. Chương trình bao gồm giảng dạy các môn học về nguyên lý Sinh học, Hóa học, Vật lý và đặc biệt là mối liên quan của các nguyên lý này bên trong cơ thể sống. Sinh viên sẽ được nghiên cứu các tiến trình hóa học liên quan đến các đại phân tử và ý nghĩa từng cấu trúc trên các tiến trình tế bào. Chương trình còn khái quát các khía cạnh khác nhau của Hóa sinh bao gồm Hóa sinh phân tử, Enzym học, Công nghệ lên men, Hóa sinh lâm sàng và Kỹ thuật Hóa sinh. Sinh viên năm cuối có cơ hội chọn chuyên ngành Dinh dưỡng hoặc Mỹ phẩm thông qua các môn học Hóa sinh dinh dưỡng, Dinh dưỡng lâm sàng, Liệu pháp dinh dưỡng, Mỹ phẩm, Mỹ dược, Dưỡng dược và Phát triển thuốc.
Các lĩnh vực nghiên cứu trong Bộ môn bao gồm thiết kế thuốc, sản phẩm tự nhiên sinh học và dược lý học. Phương châm giảng dạy của Bộ môn là thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng học tập, tư duy phân tích và giao tiếp độc lập cho sinh viên trong suốt quá trình học cũng như nghiên cứu trau dồi kiến thức. Mục tiêu nghiên cứu của Bộ môn là bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo giao thoa cùng các nguyên lý căn bản để làm tiền đề giải quyết các vấn đề khoa học thực tiễn. Sinh viên sẽ được đào tạo để hoàn thiện các kỹ năng trong học thuật, phòng thí nghiệm và các hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy khả năng học tập cũng như trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Hóa sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với các thiết bị hiện đại phục vụ trong thực hành thí nghiệm và nghiên cứu.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và tìm hiểu thông tin về chương trình Hóa sinh, Bộ môn Hóa Ứng Dụng.
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Lịch sử hình thành
Bộ môn Hóa Ứng dụng được thành lập năm 2010 với sứ mệnh trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về y học cổ truyền cũng như các ứng dụng khác trong lĩnh vực Hóa lý, Hóa sinh trong khu vực và trên toàn quốc. Nhiệm vụ chính của Bộ môn là phụ trách tất cả các khóa học liên quan đến Hóa học tại IU và thực hiện các dự án nghiên cứu chất lượng cao. Tầm nhìn và sứ mệnh của Bộ môn được lấy từ Khoa Công nghệ sinh học và nhất quán với tầm nhìn và sứ mệnh của Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM. Các thành viên của Bộ môn Hóa Ứng dụng tích cực triển khai nhiều để tài nghiên cứu, là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế cũng như nhiều hội nghị quốc tế. Các lĩnh vực chính bao gồm tối ưu hóa các phương pháp chiết xuất từ thực vật truyền thống, tin sinh học, mô phỏng tính toán, tổng hợp hóa học, chiết xuất và biến đổi gen cũng như thử nghiệm hoạt tính sinh học.
Tầm nhìn
- Trở thành đơn vị dẫn đầu về giáo dục, nghiên cứu cũng như trách nhiệm xã hội cả trong nước lẫn ngoài nước.
- Trở thành bộ môn học thuật và nghiên cứu hàng đầu thế giới về Hóa Sinh.
Sứ mệnh
- Góp phần mang đến sự xuất sắc và đổi mới trong giáo dục, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Hóa sinh.
- Góp phần xây dựng kiến thức và đào tạo nhân tài cho Đất nước.
- Đào tạo cho các thế hệ sinh viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật.
- Đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình Hóa sinh được thiết kế để cung cấp cho sinh viên nền tảng vững chắc về khoa học và Hóa sinh ứng dụng, tập trung vào nghiên cứu khoa học, kỹ năng thực hành và cách tiếp cận đa ngành. Ngành học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của ngành dược phẩm, mỹ phẩm và dinh dưỡng tại Việt Nam.
Chương trình cố gắng mở rộng biên giới kiến thức khoa học để cải thiện việc sản xuất và chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm, đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và sự tiến bộ toàn cầu của dược phẩm, mỹ phẩm và khoa học dinh dưỡng, an toàn, và tính bền vững.
Sinh viên tốt nghiệp của chương trình sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp về Hóa sinh, cũng như tính kỷ luật trong chuyên môn. Vì vậy, mục tiêu đào tạo của chương trình đã được xây dựng với các tiêu chí rõ ràng. Sinh viên tốt nghiệp của chương trình sẽ đạt được những mục tiêu như sau:
- · Mục tiêu 1: Đào tạo sinh viên có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và xã hội để sẵn sàng tham gia lực lượng lao động quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- · Mục tiêu 2: Đào tạo sinh viên có kiến thức lý luận và thực tiễn, vững vàng về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng quản lý, tư duy phản biện, giao tiếp và làm việc nhóm đa lĩnh vực.
- · Mục tiêu 3: Đào tạo sinh viên có khả năng làm việc trong các tổ chức nghề nghiệp như nhà máy, viện nghiên cứu, bệnh viện, trường đại học, trung học phổ thông và trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực liên quan như mỹ phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sinh học, nông nghiệp, môi trường, thực phẩm và dược phẩm, v.v...
- · Mục tiêu 4: Đào tạo sinh viên có đầy đủ kiến thức và tinh thần học tập suốt đời, sẵn sàng tiếp tục học lên các chương trình cao học của ngành hóa sinh, hóa học, công nghệ sinh học ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
Video giới thiệu chương trình Hóa sinh
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
THÔNG TIN TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH NĂM 2023
Tuyển sinh các khối: A00, B00, B08, D07
Mã ngành: 7440112
|
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng nhấn vào đường link sau.
TỔNG QUÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo các khóa (từ 2014 đến hiện tại) và chương trình đào tạo khóa 2022 (các level tiếng anh IE0,IE1, IE2)
- Chương trình đào tạo 2014: áp dụng cho sinh viên khóa K14, K15, K16: 148 tín chỉ/ 244.02 ECTS
- Chương trình đào tạo 2017: áp dụng cho sinh viên khóa K17, K 18, K19: 149 tín chỉ/ 246.02 ECTS
- Chương trình đào tạo 2020: áp dụng cho sinh viên khóa K20, K21: 150 tín chỉ/ 247.56 ECTS
- Chương trình đào tạo 2022: áp dụng cho sinh viên khóa K22: 150 tín chỉ/ 247.56 ECTS
- Chương trình đào tạo 2023: áp dụng cho sinh viên khóa K23 và trở về sau: 138 tín chỉ/ 227.24 ECTS
Tổng quát chương trình đào tạo: Link
TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH) - KHÓA 2022
![]() |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT
CỬ NHÂN HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH) - KHÓA 2022 (Cấp độ Anh văn chuyên ngành)
150 Tín chỉ - 247.56 ECTS
Năm Thứ Nhất |
|||||||
Học kỳ 1 | Học kỳ 2 | ||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS |
MA001IU | Toán cao cấp 1 | 4 | 6.16 | EN011IU, EN012IU | Anh văn chuyên ngành 2 | 4 | 6.16 |
BT311IU | Sinh học đại cương | 3 | 4.62 | BT317IU | Thống kê sinh học | 2 | 3.08 |
BT312IU | Thực hành sinh học đại cương | 1 | 2 | BT318IU | Thực hành thống kê sinh học | 1 | 2 |
CH011IU | Hóa đại cương | 3 | 4.62 | PE008IU | Tư duy phân tích | 3 | 4.62 |
CH012IU | Thực tập Hóa đại cương | 1 | 2 | BTBC103IU | Hóa Vô Cơ | 3 | 4.62 |
EN007IU, EN008IU | Anh văn chuyên ngành 1 | 4 | 6.16 | BTBC104IU | Thực hành Hóa vô cơ | 1 | 2 |
PH013IU | Vật lý 1 | 2 | 3.08 | PH014IU | Vật lý 2 | 2 | 3.08 |
PT001IU | Giáo dục thể chất 1 | BTBC102IU | Nhập môn chuyên ngành Hóa sinh | 2 | 3.08 | ||
PT002IU | Giáo dục thể chất 2 | ||||||
Tổng tín chỉ | 18 | 28.64 | Tổng tín chỉ | 18 | 28.64 | ||
Học kỳ hè | |||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | ||||
PE015IU | Triết học Mac-Lenin | 3 | 4.62 | ||||
PE016IU | Kinh tế chính trị Mác-Lenin | 2 | 3.08 | ||||
PE014IU | Khoa học môi trường | 3 | 4.62 | ||||
Tổng tín chỉ | 8 | 12.32 | |||||
Năm Thứ Hai |
|||||||
Học kỳ 3 | Học kỳ 4 | ||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS |
BTBC213IU | Nguyên lý hóa phân tích | 3 | 4.62 | BTBC207IU | Thực hành Hóa hữu cơ | 2 | 4 |
BTBC214IU | Thực hành Nguyên lý hóa phân tích | 1 | 2 | BTBC211IU | Hóa sinh 2 | 3 | 4.62 |
BTBC209IU | Hóa sinh 1 | 3 | 4.62 | BTBC212IU | Thực hành Hóa sinh 2 | 2 | 4 |
BT313IU | Di truyền học | 3 | 4.62 | BTBC215IU | Phân tích dụng cụ | 3 | 4.62 |
BT314IU | Thực hành di truyền học | 1 | 2 | BTBC216IU | Thực hành Phân tích dụng cụ | 1 | 2 |
PE017IU | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | 3.08 | BTBC206IU | Hóa hữu cơ 2 | 3 | 4.62 |
BT200IU | Kỹ năng soạn thảo khoa học | 2 | 3.08 | BT405IU | Hóa lý | 3 | 4.62 |
BTBC201IU | Hóa hữu cơ 1 | 3 | 4.62 | PE018IU | Lịch sử ĐCSVN | 2 | 3.08 |
PE019U | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | 3.08 | ||||
Tổng tín chỉ | 18 | 28.64 | Tổng tín chỉ | 21 | 34.64 | ||
Năm Thứ Ba |
|||||||
Học kỳ 5 | Học kỳ 6 | ||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS |
BT321IU | Vi sinh | 3 | 4.62 | BTBC313IU | Kỹ thuật Hóa sinh | 3 | 4.62 |
BT322IU | Thực hành Vi sinh | 1 | 2 | BTBC314IU | Thực hành Kỹ thuật Hóa sinh | 2 | 4 |
BT337IU | Tin sinh học | 3 | 4.62 | BTBC415IU | Công nghệ lên men | 3 | 4.62 |
BT338IU | Thực hành tin sinh học | 1 | 2 | BTBC416IU | Thực hành Công nghệ lên men | 1 | 2 |
BTBC302IU | Hóa lý sinh học | 3 | 4.62 | BT335IU | Miễn dịch học | 3 | 4.62 |
BTBC304IU | Sinh dược học | 3 | 4.62 | BT336IU | Thực hành miễn dịch học | 1 | 2 |
BTBC315IU | Enzyme học | 3 | 4.62 | Kiến thức khoa học quản lý
(6 tín chỉ tự chọn) |
6 | 9.24 | |
BTBC316IU | Thực hành Enzyme học | 1 | 2 | ||||
Tổng tín chỉ | 18 | 29.1 | Tổng tín chỉ | 19 | 31.1 | ||
Học kỳ hè | |||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | ||||
BTBC309IU | Thực tập ngành nghề | 2 | 4 | ||||
Tổng tín chỉ | 2 | 4 | |||||
Năm Thứ Tư |
|||||||
Học kỳ 7 | Học kỳ 8 | ||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS |
BTBC413IU | Hóa sinh lâm sàng | 3 | 4.62 | BT179IU | Khóa luận tốt nghiệp | 12 | 24 |
BTBC414IU | Thực hành Hóa sinh lâm sàng | 1 | 2 | ||||
Kiến thức chuyên ngành
(12 tín chỉ tự chọn) |
12 | 19.86 | |||||
Tổng tín chỉ | 16 | 26.48 | Tổng tín chỉ | 12 | 24 | ||
Kiến thức Tự chọn tự do (tối thiểu 6 tín chỉ) | Kiến thức tự chọn chuyên nhành (tối thiểu 12 tín chỉ) | ||||||
Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS | Mã Môn Học | Tên Môn Học | Tín chỉ | ECTS |
IS050IU | Quản lý dự án | 3 | 4.62 | BTBC317IU | Hóa sinh dinh dưỡng | 3 | 4.62 |
BA164IU | Quản lý sản xuất | 3 | 4.62 | BTBC318U | Thực hành Hóa sinh dinh dưỡng | 1 | 2 |
IS029IU | Hậu cần & quản lý chuỗi cung ứng | 3 | 4.62 | BTBC417IU | Liệu pháp dinh dưỡng | 3 | 4.62 |
BA003IU | Nguyên lý Marketing | 3 | 4.62 | BTBC418IU | Thực hành Liệu pháp dinh dưỡng | 1 | 2 |
BTBC419IU | Dinh dưỡng lâm sàng | 3 | 4.62 | ||||
BTBC420IU | Thực hành dinh dưỡng lâm sàng | 1 | 2 | ||||
BTBC408IU | Phát triển thuốc | 3 | 4.62 | ||||
BTBC409IU | Mỹ phẩm & mỹ dược 1 | 3 | 4.62 | ||||
BTBC410IU | Mỹ phẩm & mỹ dược 2 | 3 | 4.62 | ||||
BTBC411IU | Thực hành mỹ phẩm & mỹ dược | 2 | 2 | ||||
BTBC421IU | Dưỡng dược | 3 | 4.62 | ||||
BTBC422IU | Thực hành dưỡng dược | 1 | 2 |
TỔNG QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH
Thông tin chung
Tên ngành đào tạo:
Tiếng Việt: Hóa Học (Chương trình Hóa Sinh)
Tiếng Anh: Chemistry (Biochemistry program)
Mã ngành đào tạo: 7440112
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
Tiếng Việt: Cử nhân Hóa Học (Chương trình Hóa sinh)
Tiếng Anh: Bachelor of Chemistry (Biochemistry program)
Nơi đào tạo: Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM
Tổng quát về Chương trình đào tạo:
Tổng số tín chỉ: 150 tín chỉ, trong đó phân bổ kiến thức như sau (không bao gồm giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng):
TT | Các khối kiến thức | Khối lượng | |
Số tín chỉ | % | ||
I | Khối kiến thức giáo dục đại cương | 64 | 42.67 |
II | Khối kiến thức cơ sở ngành | 54 | 36.0 |
III | Kiến thức chuyên ngành tự chọn | 18 | 12 |
IV | Thực tập, khóa luận/luận văn tốt nghiệp | 14 | 9.33 |
Tổng cộng | 150 | 100 |
Sổ tay môn học: tại đây
Xem chương trình Hóa sinh chi tiết: tại đây
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN HOÁ ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Program-Specification |
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Xác định được các kiến thức cơ bản liên quan đến Hóa sinh thuộc lĩnh vực toán học, kinh tế, xã hội và khoa học tự nhiên.
- Thể hiện được năng lực về phương pháp luận và ứng dụng năng lực đó trong các ngành nghề khác nhau để xác định và giải quyết các vấn đề cụ thể một cách hiệu quả.
- Có được kiến thức cơ bản và chuyên sâu thuộc các chuyên ngành trong lĩnh vực Hóa sinh.
- Thực hiện được các công việc về thực nghiệm một cách độc lập và an toàn trong phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực Hóa sinh và các lĩnh vực liên quan; và có khả năng thu thập, giải thích và đánh giá các dữ liệu khoa học.
- Tuân thủ các nguyên tắc pháp lý cơ bản, các quy định về môi trường, về an toàn và đạo đức trong công việc, về trách nhiệm của bản thân.
- Thực hiện được các đề tài nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong phát triển các sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa sinh.
- Nhận biết được yêu cầu, tích cực thực hiện việc học tập suốt đời và có sự chuẩn bị đầy đủ cho nghề nghiệp trong tương lai.
- Tham gia trong các nhóm làm việc liên ngành, có kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và quản lý.
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
SỔ TAY MÔN HỌC
Module-Handbook-BC |
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
SỔ TAY SINH VIÊN
Student-handbook-2022 |
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁN BỘ GIẢNG VIÊN
CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
Năm học |
Công bố khoa học | Tỉ lệ công bố khoa học/Giảng viên | ||
Hội nghị quốc tế/ tạp chí trong nước | Tạp chí nước ngoài | Tổng | ||
2018-2019 | 6 | 7 | 13 | 1,67 |
2019-2020 | 3 | 5 | 8 | 0,93 |
2020-2021 | 2 | 6 | 8 | 1,0 |
2021-2022 | 4 | 5 | 9 | 1,0 |
2022-2023 | 3 | 8 | 11 | 1,36 |
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
Tên đề tài | Kinh phí (Triệu VND) | Thời gian đề tài | |
1 | Evaluating the effects of nutrients on the biodegradation of organic waste | 2015-2023 | |
2 | Micronutrient deficiency | 100 | 2018 |
3 | Metal-free synthesis of heterocycles from expansion reaction of heterocyclic compounds by molecular iodine | 800 | 2019-2023 |
4 | Investigation of the feasibility of employing air bubble flotation in condensing aqueous natural herb extracts | 970 | 2019-2023 |
5 | Research on building a microbial fuel cell model (MICROBIAL FUEL CELL – MFC) used in the treatment and circulation of aquaculture wastewater | 500 | 2019-2021 |
1. ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Năm | Tên đề tài | Mã số đề tài | Chủ nhiệm đề tài | Kinh phí
(triệu đồng) |
2020 | Nghiên cứu về khả năng giải phóng thành phần hoạt tính của hạt nano silica rỗng (có mao quản trung bình) đối với chiết xuất từ cây dương sỉ Nephrolepis exaltata | TS. Nguyễn Kim Trúc |
2. ĐỀ TÀI CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Năm | Tên đề tài | Mã số đề tài | Chủ nhiệm đề tài |
Kinh phí (triệu đồng) |
2020 | Nghiên cứu khả năng ứng dụng bọt khí siêu nhỏ trong dẫn truyền thuốc | B2020 | PGS.TS. Nguyễn Tấn Khôi | |
2019 | Nghiên cứu xây dựng mô hình pin nhiên liệu vi sinh (MICROBIAL FUEL CELL – MFC) dùng trong xử lý và tuần hoàn nước thải nuôi trồng thủy sản. | B2019-28-01 | PGS.TS. Phạm Thị Hoa | 500 |
2019 | Biến dị di truyền trong 100 gene có chức năng then chốt trong chuyển hóa thuốc và động dược học trong quần thể người Việt Nam | GEN2019-28-01 | PSG.TS. Lê Thị Lý | 600 |
2016 | Nghiên cứu cơ chế kháng tiểu đường của các hoạt chất từ dịch chiết Cỏ Sữa lá lớn (Euphorbia Hirta Linn.) | C2016-28-01 | PGS.TS. Lê Thị Lý | 100 |
3. ĐỀ TÀI NHÀ NƯỚC/CẤP BỘ, ĐỀ TÀI NAFOSTED
Năm | Tên đề tài | Mã số đề tài | Chủ nhiệm đề tài |
Kinh phí (triệu đồng) |
2018 | Tổng hợp các hợp chất dị vòng từ phản ứng mở vòng các hợp chất thơm dị nguyên tố bằng iodine và không sử dụng xúc tác kim loại | 104.01-2018.326 | TS. Lê Quang Phong | 800 |
2018 | Khảo sát khả năng ứng dụng tuyển nổi bằng bọt khí để cô đặc dung dịch chiết xuất hợp chất tự nhiên. | 106.02-2018.315 | TS. Nguyễn Tấn Khôi | 970 |
2017 | Nghiên cứu tính bảo tồn và tiến hóa của thụ thể Hemagglutinin trên vi rút cúm A nhằm phục vụ cho thiết kế vắc-xin phổ rộng bằng phương pháp tính toán và mô phỏng trên máy tính | 108.06-2017.332 | PGS.TS. Lê Thị Lý | 764 |
4. ĐỀ TÀI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ĐỀ TÀI DO NƯỚC NGOÀI TÀI TRỢ, DỰ ÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Năm | Tên đề tài | Mã số đề tài | Chủ nhiệm đề tài |
Kinh phí (triệu đồng) |
2019 | ICT-enabled In-service Training of Teachers to Address Sustainability in the South East Asian Region -Dự án Tập huấn Giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng Giáo dục phát triển bền vững ở khu vực Đông Nam Á | Chương trình ERASMUS+ - European Union | PGS.TS. Phạm Thị Hoa | 2.252 |
2019 | Generic Multi-task Learning Framework for Structural Mixed Data using Deep Neural Network Feature Sharing Architecture - Application to Predictive Tasks in Vietnamese Herbal Medicine | Quỹ Nghiên cứu toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ | PGS.TS. Lê Thị Lý | 1.390 |
2018 | Achieving Equitable Collaborations in the LMB through Technical Capacity Building | Quỹ Mekong River Commission, US Embassy Bangkok | PGS.TS. Lê Thị Lý | 2.317 |
2017 | NICOP – Development of computation methodologies to study marine fouling mechanism based on surface | Quỹ Nghiên cứu toàn cầu của Hải Quân Hoa Kỳ | PGS.TS. Lê Thị Lý | 1.821 |
2017 | Tìm hiểu và phân tích nguồn cơ sở dữ liệu chuẩn về dược liệu của Việt Nam theo chuẩn Quốc tế (VietHerb) bằng phương pháp sinh tin học | Quỹ Nghiên cứu toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ | PGS.TS. Lê Thị Lý | 1.366 |
2015 | Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn cho nguồn dược liệu ở Việt Nam | Quỹ Nghiên cứu toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ | PGS.TS. Lê Thị Lý | 1.310 |
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐỀ TÀI SINH VIÊN ĐƯỢC DUYỆT VÀ CẤP KINH PHÍ CỦA TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ
2019 | 2020 | 2021 | 2022 | |
Total Number of approved student projects | 22 | 11 | 14 | 12 |
Number of approved student projects of BC | 0 | 0 | 2 | 0 |
Total approved budget (Millions VND) | 154 | 77 | 98 | 84 |
Năm | Tên đề tài | Chủ nhiệm đề tài |
2021 | Nâng cao giá trị của tinh dầu vỏ cam bằng các phản ứng hóa học | SV. Nguyễn Ngọc Huyền BTBCIU19007 |
2021 | Nghiên cứu phản ứng khử tạo lactone trên Dipterocarpol ứng dụng trong hóa học lập thể. | SV. Lê Minh Thắng BTBCIU19015 |
2017 | Mô phỏng động học phân tử tác dụng của điện tường tĩnh lên sự phân bố vào màng lipid kép của một số phân tử mang điện tích khác nhau | Sv. Nguyễn Thùy Dung Thi BTBCIU13001 |
2017 | Sử dụng lõi ngô đễ xử lý kim loại nặng trong nước thải | Sv. Lê Đinh Hoài Thương BTBCIU14063 |
2017 | Tinh chế Papain từ đu đủ (Carcia đu đủ) để sản xuất enzyme tiêu hóa | Sv. Ngô Nguyễn Phúc Nguyên BTBCIU15019 |
2016 | Sử dụng phương pháp tuyển nổi để chiết xuất các hợp chất phenolic từ cây bìm bịp | Sv. Nguyễn Thiên Kim BTBCIU14021 |
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
CỬ NHÂN HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Hệ thống phòng thí nghiệm:
Quy định phòng thí nghiệm: xem tại đây
Quy trình làm việc tại phòng thí nghiệm: xem tại đây
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Sinh viên ngành Hóa học (chuyên trình Hóa sinh) phải hoàn tất tối thiểu 90 tín chỉ các môn đại cương và chuyên ngành để có thể bắt đầu khóa thực tập tại một cơ sở liên quan đến ngành Hóa sinh. Đây là một cơ hội rất tốt để sinh viên có thể ứng dụng các kiến thức cùng kỹ năng đã học tại nhà trường vào các hoạt động nghiên cứu và sản xuất thực tiễn. Trong thời gian thực tập, sinh viên có điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, hoặc các tổ chức có liên quan đến ngành Hóa sinh trong khoảng thời gian tương ứng với yêu cầu 2 tín chỉ.
Khi bắt đầu chương trình thực tập, sinh viên được ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến chuyên ngành cũng như nguyện vọng nghề nghiệp. Trong quá trình thực tập, mỗi sinh viên được hướng dẫn bởi một quản lý trực tiếp tại cơ sở thực tập cùng một cố vấn học tập là giảng viên thuộc Bộ môn Hóa Ứng dụng, trường Đại học Quốc Tế. Bên cạnh việc học tập trau dồi kiến thức từ thực tiễn, sinh viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm học tập, năng lực của mình cũng như những khuyến nghị cho cơ sở mình đang thực tập. Sau khi hoàn tất chương trình thực tập, sinh viên cần chuẩn bị báo cáo đã được duyệt bởi quản lý trực tiếp tại cơ sở thực tập và thông qua cố vấn học tập của Bộ môn trước khi nộp về Khoa Công nghệ Sinh học. Sinh viên trình bày kết quả thực tập cho Hội đồng đánh giá thực tập của Bộ môn. Điểm thực tập được đánh giá bởi Hội đồng, người hướng dẫn trực tiếp, và cố vấn học tập dựa theo tiêu chí đánh giá do Khoa Công nghệ Sinh học cung cấp.
Quy trình hướng dẫn chương trình thực tập và forms:
Đây là danh sách các công ty sinh viên chuyên ngành Hóa sinh đã tham gia thực tập. Các em có thể tham khảo thông tin và có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thực tập của mình: xem tại đây
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Luận văn tốt nghiệp là một khóa đào tạo đặc biệt và không thể thiếu để đánh giá thành quả học tập của sinh viên năm cuối ngành Hóa học (chương trình Hóa sinh) nói riêng và sinh viên Khoa Công nghệ sinh học nói chung. Sinh viên có nhiều cơ hội chọn và tham gia trực tiếp đề tài khoa học dưới sự hướng dẫn của các giảng viên theo đúng định hướng nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, sinh viên có thể chủ động đề xuất đề tài mình cảm thấy thú vị và tham khảo ý kiến của giảng viên để nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất.
Luận văn tốt nghiệp được chia thành hai giai đoạn chính. Giai đoạn một là giai đoạn đề xuất, sinh viên cần soạn bản thảo nghiên cứu mô tả những gì họ dự định làm và cách thức tiến hành nghiên cứu. Giai đoạn hai là giai đoạn báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài, sinh viên cần hoàn tất kết quả nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, sinh viên cần phải thuyết trình trước Hội đồng ở cả hai giai đoạn về thông tin đề tài và kết quả mình đã đạt được. Bên cạnh các giảng viên thuộc Khoa Công nghệ Sinh học, Hội đồng khoa học còn có thể bao gồm các giảng viên từ các trường đại học khác. Kết quả của luận văn tốt nghiệp được thực hiện theo tiêu chí đánh giá do Khoa Công nghệ Sinh học cung cấp.
Quy trình hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp và forms:
Danh sách luận văn tốt nghiệp: xem tại đây
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ KÝ HỢP TÁC VỚI KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐÀI LOAN
Ngày 04/01/2023, Khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với khoa Khoa học sức khỏe và công nghệ, Đại học Quốc gia Trung ương, Đài Loan (R.O.C). Biên bản ghi nhớ này cho phép hai Khoa đạt được các thỏa thuận bao gồm: 1. Thúc đẩy trao đổi giảng viên và nghiên cứu viên tham gia vào các dự án nghiên cứu chung; 2. Thúc đẩy trao đổi các công bố nghiên cứu khoa học và các thông tin liên quan đến nghiên cứu; 3. Đẩy mạnh chương trình hợp tác song bằng; 4. Thúc đẩy chương trình trao đổi sinh viên. Bản ghi nhớ hợp tác được ký bởi TS. Nguyễn Văn Thuận, trưởng Khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Quốc Tế và TS. Chi Hung Juan, trưởng khoa Khoa học Sức khỏe và Công nghệ, Đại học Đại học Quốc gia, Đài Loan. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực 5 năm từ ngày ký.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI KHOA VÔ SINH HIẾMUỘN - BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Biên bản ghi nhớ này được thực hiện trên cơ sở hợp tác xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn và nghiên cứu chuyển giao công nghệ giữa hai bên, trong đó ưu tiên các lĩnh vực: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ; đào tạo kỹ thuật, công bố khoa học và phát triển các kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh. Ngoài ra, hai bên sẽ phân công nhân sự và chuẩn bị cơ sở vật chất cho mục đích nghiên cứu; trao đổi sinh viên, thực tập sinh, sinh viên thực tập, tham quan khi cần thiết; hợp tác tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật bao gồm hội nghị, hội thảo. chứng kiến lễ ký kết có PGS.TS. Trần Tiến Khoa, hiệu trưởng trường đại học Quốc Tế - đại học quốc gia Tp. HCM và PGS-TS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
KÝ KẾT VĂN BẢN HỢP TÁC GIỮA KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM VÀ KHOA KHOA HỌC ĐỜI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC YAMANASHI, NHẬT BẢN
Thảo thuận hợp tác giữa 2 khoa, khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Quốc tế và Khoa khoa học đời sống và Môi trường, Đại học Yamanashi, Nhật bản nhằm tăng cường hợp tác trong trao đổi sinh viên và giảng viên của 2 khoa nhằm nâng cao tính quốc tế trong học thuật và đào tạo. Bên cạnh đó 2 bên thỏa thuận tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển gioa công nghệ trong các lãnh vực công nghệ tái biệt hóa tế bào, công nghệ phôi và bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm của Việt Nam.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
KÍ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VÀ KHOA KHOA HỌC Y SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT THUỘC VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT GWANGJU, KOREA
Biên bản thỏa thuận này sẽ thúc đẩy các hoạt động của 2 bên trong các lĩnh vực chính như trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên, và hợp tác nghiên cứu.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚI VỚI TẬP ĐOÀN BỆNH VIỆN TÂM ANH
Trên cơ sở phát huy thế mạnh giữa trường đại học và các đơn vị ứng dụng công nghệ trong điều trị bệnh, Khoa Công nghệ Sinh học và Tập đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký biên bản ghi nhớ trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi bên. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy các hoạt động trong các lĩnh vực chính sau: hoạt động nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật mới trong lĩnh vực tế bào gốc ứng dụng trong điều trị các bệnh mãn tính và thẩm mỹ. Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo: Khoa Công nghệ Sinh học sẽ tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ tiếp nhận sinh viên khoa Công nghệ Sinh học của trường đến thực tập trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), ứng dụng tế bào gốc trong điều trị. Hai bên sẽ trao đổi thông tin về hoạt động nghiên cứu và phát triển, trao đổi kinh nghiệm quản lý, quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát huy nguồn lực và uy tín khoa học đào tạo và nghiên cứu của hai bên.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
THÀNH TÍCH KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CẤP CƠ SỞ GIÁO DỤC
Trường ĐHQT đã hoàn thành:
2018: Đạt chuẩn đánh giá cấp Cơ sở giáo dục của Mạng lưới các Trường đại học Đông Nam Á (AUN) (Link)
2016: Đạt chuẩn Kiểm định chất lượng cấp Cơ sở giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo (MOET) (Link)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Danh sách sinh viên khóa 2019: Xem tại đây
Danh sách sinh viên khóa 2020: Xem tại đây
Danh sách sinh viên khóa 2021: Xem tại đây
Danh sách sinh viên khóa 2022: Xem tại đây
Danh sách sinh viên khóa 2023: Xem tại đây
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
ĐOÀN HỘI - CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐOÀN - HỘI KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC:
Đoàn Thanh niên - Liên Chi Hội Khoa Công nghệ Sinh học (hay còn gọi là Đoàn - Hội Khoa Công nghệ Sinh học) được thành lập vào năm 2004 tổ chức về các mảng hoạt động ngoại khóa đa lĩnh vực, đồng thời là nơi giao lưu học tập, phát triển bản thân và công nhận những thành tích, tiêu chí dành cho các bạn sinh viên trong Khoa Công nghệ Sinh học. Đoàn - Hội Khoa Công nghệ Sinh học còn là một tập thể mạnh và vững mạnh trong suốt những năm tháng hoạt động tiêu biểu như:
Đoàn thanh niên: các chương trình về mảng học thuật và công trình Thanh niên tiêu biểu.
Liên Chi Hội sinh viên: Các phong trào tình nguyện và tuyên dương Sinh viên 5 tốt cấp Khoa.
Đoàn Thanh niên - Liên Chi Hội Khoa Công nghệ Sinh học được trực tiếp quản lí bởi:
+ Đ/c thường trực VP Đoàn Trường
+ Đ/c thường trực VP Hội Sinh viên IU
+ Trợ lý Thanh niên Khoa CNSH
Ngoài ra, Đoàn - Hội Khoa Công nghệ Sinh học còn có các ban thường trực đa lĩnh vực khác nhau:
- Ban Chấp Hành Đoàn - Hội
- Ban Kế hoạch. (Project)
- Ban Truyền thông. (Media)
- Ban Nhân sự. (Human Resources)
- Ban Hậu cần. (Logistics)
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như các hoạt động của Đoàn - Hội Khoa Công nghệ Sinh học, các bạn có thể liên lạc hoặc theo dõi các kênh dưới đây:
Fanpage: Đoàn - Hội Khoa Công nghệ Sinh học.
Nhóm sinh viên Khoa: Sinh viên Khoa CNSH - Trường Đại học Quốc tế.
Email: biotechiuyouth@.edu.vn
IU LUMB:
IU LUMB là câu lạc bộ nghệ thuật có chuyên môn về kịch nói sân khấu được thành lập năm 2019. IU LUMB khai sinh mang theo sứ mệnh lan tỏa nghệ thuật sân khấu đến với sinh viên và sẽ giữ vững nhiệm vụ cao cả này trong suốt quãng đường hoạt động.
LIFE IS SHORT, LET’S MAKE ANOTHER.
Fanpage: https://www.facebook.com/IU.LUMB
Email: iulumb2019@gmail.com
BIODEMIC:
BIODEMIC ( Academic Department of Biotechnology School ) là CLB Học Thuật trực thuộc khoa Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM được thành lập năm 2010 với sứ mệnh là tập trung hỗ trợ kiến thức học thuật , cầu nối giữa sinh viên và thầy cô trong lĩnh vực chuyên ngành, ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác liên quan đến khoa học mang lại giá trị bổ ích cho người tham gia.
Email: biodemicdept@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/BIODEMIC?mibextid=ZbWKwL
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
CỰU SINH VIÊN BC
Chào mừng bạn tham gia Hội cựu sinh viên Khoa CNSH
Khoa CNSH tạo ra hội cựu sinh viên (CSV) với mong muốn tạo được mạng lưới CSV rộng lớn, tạo kết nối giữa khoa và CSV hay giữa các CSV các khóa với nhau và chia sẻ thông tin về ngành cũng như thông tin tuyển dụng. Khoa mời các bạn sinh viên đã tốt nghiệp hay sắp tốt nghiệp cùng gia nhập hội cựu sinh viên.
Cách thức gia nhập gồm 2 bước sau:
Điền thông tin liên hệ vào Link này
Tham gia Page Cựu sinh viên trên Facebook bằng cách click vào link "IU Biotechnology Alumni " hay quét mã QR sau, vui lòng cung cấp mã số sinh viên để được duyệt.
Danh sách cựu sinh viên: xem tại đây
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
TIN TỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT
SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH XUẤT SẮC NHẬN HỌC BỔNG "NỮ SINH KỸ THUẬT AMCHAM 2023"
Ngày 23/9/2023, buổi lễ trao học bổng Nữ Sinh Kỹ Thuật AmCham 2023 ( viết tắt ACWES2023 - học bổng uy tín của Hiệp Hội Thương Mại Mỹ tại Việt Nam) đã diễn ra cùng với sự tham dự của quý Nhà TÀi Trợ, quý thầy cô đến từ các trường Đại Học, và 60 em sinh viên xuất sắc nhât chương trình học bổng năm 2023. Bộ môn Hóa Ứng dụng - Khoa CNSH vinh dự khi có 2 sinh viên BC khóa K19 đã xuất sắc đạt được học bổng trong tổng số 32 sinh viên của trường ĐH Quôc tế góp mặt trong chương trình.
Bộ Môn chúng ta cùng hân hoan chúc mừng các bạn:
- Nguyễn Ngọc Huyền
- Đào Yến Nhi
LỄ ĐÓN TÂN SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH KHÓA K23
Sự kiện WELCOME FRESHMEN K23 - Chào mừng tân sinh viên khoá 2023 của chương trình Hóa Sinh
Chiều ngày 15/09/2023 vừa qua, buổi gặp gỡ chào đón các bạn IUBC-ers Khóa 2023 đã diễn ra trong bầu không khí cởi mở và đầy những tiếng cười để bắt đầu cuộc hành trình mới đến với Bộ môn Hóa Ứng dụng.
Tại buổi gặp gỡ các bạn đã có cơ hội cùng chia sẻ về bản thân, sở thích cũng như cách học tập hiệu quả với thầy cô và các anh chị khóa trước. Ngoài ra, sự kiện còn tạo không gian sinh hoạt sôi nổi giúp các bạn tân sinh viên khóa 2023 giải đáp các thắc mắc và hiểu rõ hơn về ngành mà mình chọn theo học.
Những năm tháng tiếp theo tại Trường không chỉ là thời gian để học hỏi kiến thức, mà còn là quá trình các bạn tự hoàn thiện bản thân. Mong rằng các bạn K23 đã có những trải nghiệm đầu tiên thật tuyệt vời cùng với bạn bè, các thầy cô và anh chị BC-ers khóa trên.
Đặc biệt, để đón chào các bạn tân sinh viên, Bộ môn cùng các Thầy Cô đã chuẩn bị những phần quà handmade đặc biệt gửi đến các bạn sinh viên K23.
BCIU: STEM TOUR THPT NGUYỄN HỮU HUÂN
Một ngày thật ý nghĩa khi Bộ môn Hóa Ứng dụng đón đoàn các bạn học sinh trường Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (ngày 29/10/2022)
Đến với chương trình STEM TOUR của ngành Hóa học (chuyên trình Hóa sinh) tại IU, chúng ta sẽ có cơ hội tuyệt vời khi được trải nghiệm các buổi thực hành cùng các Thầy/Cô và anh chị sinh viên để biết nhiều hơn về các ứng dụng của ngành mình trong cuộc sống nhé các bạn.
#IU #biochemistry #loveBCers
☘️ Biochemistry Program - BC -IU - VNU
Website: http://bt.hcmiu.edu.vn/about-us-2/depts/biochem/
Fan Page: https://www.facebook.com/Biochemistry.AppliedChemistry.IU
Email: biochemistry@hcmiu.edu.vn
Phòng A1.705
Phone: (+84) 028 37244270 - Ext: 3877
SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH XUẤT SẮC NHẬN HỌC BỔNG "NỮ SINH KỸ THUẬT AMCHAM 2022"
Nhiệt liệt chúc mừng 4 bạn - hiện là sinh viên chuyên ngành Hoá Sinh - BM Hóa Ứng dụng, Khoa CNSH đã nhận được học bổng Nữ Sinh Kỹ Thuật AmCham 2022( viết tắt ACWES2022 - học bổng uy tín của Hiệp Hội Thương Mại Mỹ tại Việt Nam)
Các bạn đã rất vất vả khi hoàn thành 3 vòng thi đầy thử thách để đạt được thành công: Hồ sơ; Kiểm tra tiếng Anh; và Phỏng vấn. Vượt qua nhiều khó khăn tại các vòng thi, các BCers chúng ta đã xuất sắc nhận được 4 suất học bổng trong tổng số 70 học bổng từ chương trình AmCham. Chúc các bạn luôn tự tin và cố gắng để gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa.
Bộ Môn chúng ta cùng hân hoan chúc mừng các bạn:
- Nguyễn Ngọc Huyền
- Nguyễn Hoàng Kim Long
- Huỳnh Thị Khánh Ly
- Võ Triệu Vi
#IU #biochemistry #proudofBCers
☘️ Biochemistry Program - BC -IU - VNU
Website: http://bt.hcmiu.edu.vn/about-us-2/depts/biochem/
Fan Page: https://www.facebook.com/Biochemistry.AppliedChemistry.IU
Email: biochemistry@hcmiu.edu.vn
Phòng A1.705
Phone: (+84) 028 37244270 - Ext: 3877
HÓA SINH- BC: CHÀO MỪNG GIẢNG VIÊN MỚI
Trong năm học 2022-2023, Bộ môn Hóa Ứng dụng - Khoa CNSH vinh dự chào đón giảng viên mới TS. Vũ Thanh Ngọc, Giảng viên ngành Hóa học (chuyên ngành Hóa sinh).
TS. Vũ Thanh Ngọc đã có thời gian dài học tập và nghiên cứu sau tiến sĩ về chuyên ngành của Hóa sinh và sinh học phân tử tại các trường Đại học lớn ở Mỹ. Với mong muốn được đóng góp cho nghiên cứu và giáo dục tại Việt Nam đã thôi thúc Cô quay về và đồng hành cùng BC chúng ta. Xin chúc Cô sẽ có thời gian làm việc thật ý nghĩa và gặt hái nhiều thành công tại Bộ môn Hóa Ứng dụng.
Hiện Cô Ngọc đang có nhu cầu tuyển sinh viên cho đề tài Cô đang thực hiện:
Tên đề tài: "Khảo sát ảnh hưởng của quá trình lên men đến hàm lượng polyphenols và khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn của quả sung Ficus Racemosa"
Yêu cầu:
- Các bạn sinh viên năm 3-4.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc nghiêm túc.
- Thật sự yêu thích đề tài nghiên cứu khoa học.
CV và bảng điểm đến Cô Ngọc:
vtngoc@hcmiu.edu.vn
Biochemistry Program - BC -IU - VNU
Website: http://bt.hcmiu.edu.vn/about-us-2/depts/biochem/
Fan Page: https://www.facebook.com/Biochemistry.AppliedChemistry.IU
Email: biochemistry@hcmiu.edu.vn
Phòng A1.705
Phone: (+84) 028 37244270 - Ext: 3877
HÓA SINH - BC: CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG NORTH CAROLINA STATE UNIVERSITY
Ngày 7/10/2022, Bộ môn Hóa Ứng dụng - Khoa CNSH hân hạnh đón tiếp Giáo sư Jonathan Lindsey từ trường North Carolina State University đến thăm và chia sẻ các hướng nghiên cứu, cơ hội nhận học bổng cho chương trình Tiến sĩ dành cho sinh viên chuyên ngành Hóa và Hóa sinh tại trường NCSU, USA.
Các bạn có nhu cầu biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với Fanpage hoặc qua email của BM mình nhé!
#IU #biochemistry #loveBCers
☘️ Biochemistry Program - BC -IU - VNU
Website: http://bt.hcmiu.edu.vn/about-us-2/depts/biochem/
Fan Page: https://www.facebook.com/Biochemistry.AppliedChemistry.IU
Email: biochemistry@hcmiu.edu.vn
Phòng A1.705
Phone: (+84) 028 37244270 - Ext: 3877
BỆNH NỀN COVID-19 VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Chào các bạn, mình là một senior student của bộ môn Hoá Ứng Dụng. Mình đã tốt nghiệp rồi nên giờ mình rảnh lắm, rảnh nên hay nhớ trường nhớ lớp. Đang mùa Covid nữa nên gần đây mình hay tìm đọc các cách để bảo vệ sức khoẻ, mình hay lôi các bài đã từng học ở Đại học ra xem lại vì thấy cũng áp dụng được nhiều! Dĩ nhiên rồi, Bộ môn mình học có tên là “Ứng Dụng” mà nhỉ, hihi ?
Người ta bảo phòng bệnh hơn chữa bệnh các bạn ạ. Dạo này mình cứ hay nghe nhắc về bệnh nền Covid, có nghĩa là ai bị một trong các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, béo phì... thì khi bị nhiễm con virus SARS-CoV-2 sẽ diễn biến nặng và nguy kịch rất nhanh.
Lục lại trí nhớ thì các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu... theo hồi mình học đó được gọi là các bệnh noncommunitable diseases, những người mắc những bệnh này thì dẫn đến cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hoá, nên sức đề kháng rất yếu, khó chống chọi được con virus corona này lắm.
Vậy quan trọng hơn hết là chúng mình hãy tự bảo bản thân và gia đình bằng một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh để tránh bị các bệnh rối loạn chuyển hoá trên, vì những bệnh rối loạn chuyển hoá này chủ yếu là do chế độ ăn sai lệch mà gây nên.
May quá cách điều chỉnh chế độ ăn sao cho healthy cũng như cách dùng chế độ ăn để hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hoá trên mình đã được Thầy Sơn và Cô Trâm dạy rất kĩ, cả về lý thuyết lẫn thực hành nên giờ mình có thể áp dụng thành thạo để lên thực đơn cho cả nhà.
Trong chương trình mình học 3 môn về Dinh Dưỡng là: Hoá Sinh Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Lâm Sàng và Liệu Pháp Dinh Dưỡng. Nếu chọn học các môn này thì các bạn sẽ được học những nội dung sau:
- Chuyển hoá của các chất dinh dưỡng trong cơ thể
- Các dấu hiệu bất thường về lâm sàng
- Cách đo huyết áp, đường huyết, đọc kết quả xét nghiệm
- Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo đúng chuẩn quốc tế
- Đưa ra thực đơn để hỗ trợ điều trị các bệnh noncommunitable diseases...
Theo mình thì các khoá học này rất hữu ích vì có thể dùng những kiến thức này để áp dụng luôn cho gia đình, hoặc làm trong bệnh viện mà không cần phải trải qua quá trình thực tập lại, vì các Thầy Cô cũng đã từng cày ở bệnh viện nhiều lắm rồi nên truyền lại hết cho tụi mình mà.
THỰC HÀNH NGUYÊN LÝ HÓA PHÂN
Trong bài viết này, bộ môn Hóa ứng dụng sẽ chia sẻ cùng bạn sinh viên một góc nhìn khái quát về môn học thực hành Nguyên lý Hóa phân tích. Qua bài viết này, bộ môn mong rằng các bạn sẽ phần nào có thể định hướng, lập ra kế hoạch học tập cho môn học trong tương lai.
Thực hành Nguyên lý Hóa phân tích là một trong những môn học nền tảng và quan trọng của ngành Hóa học ứng dụng. Đây được xem là một trong những môn thí nghiệm đầu tiên cung cấp những kiến thức quan trọng về Hóa phân tích nói riêng hay ngành Hóa ứng dụng nói chung. Thông qua những bài giảng thú vị, sinh viên sẽ được rèn luyện những kĩ năng cơ bản của Hóa phân tích như cách sử dụng micro-pipette, thực hành những phương pháp và kĩ thuật chuẩn độ trực tiếp (chuẩn độ axit và bazo), chuẩn độ ngược (định lượng vitamin C), chuẩn độ thay thế và chuẩn độ gián tiếp nhằm xác định thành phần cấu tạo (phân tích định tính) và hàm lượng các chất thành phần (phân tích định lượng) của một mẫu khảo sát (xác định độ cứng của nước). Bên cạnh đó một trong những tính ứng dụng cao của môn học này chính là giúp các bạn có cái nhìn tổng quát cũng như trình bày kết quả thí nghiệm một cách hợp lý và khoa học nhất thông qua ứng dụng xác suất thống kê. Hóa phân tích đòi hỏi sự tỉ mỉ cũng như kỹ năng tốt và linh hoạt trong từng bước thực nghiệm bởi lẽ việc mắc sai lầm trong một bước nhỏ của quá trình sẽ dẫn đến sự sai lệch lớn trong kết quả..
Nguyên lý Hóa phân tích được xem như bước khởi đầu cho hành trình chinh phục Hóa phân tích. Bởi lẽ đây chính là môn học phân tích dụng cụ trước khi bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Hóa phân tích trong khóa học Phân tích công cụ. Hóa phân tích mang đến những cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực như kiểm định và quản lý chất lượng (QA & QC), Khoa học và kỹ thuật môi trường,...
INSTRUMENTAL ANALYSIS
Trong thời đại Công nghiệp 4.0, áp dụng máy móc là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động. Chính vì thế, bộ môn Hóa Ứng Dụng đã đưa môn Instrumental Analysis vào chương trình giảng dạy để giúp các bạn sinh viên bước đầu làm quen với máy móc phân tích dùng trong các ngành nghề liên quan. Do đó, có thể nói rằng, môn học này mang tính ứng dụng thực tế cao và hữu ích. Các bạn sẽ được giới thiệu nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ phân tích, được học và thực hành cách vận hành máy để làm thí nghiệm và cách phân tích kết quả thu được.
Điển hình là máy đo quang phổ (spectrometers) được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để đo cường độ màu sắc rồi từ đó suy ra được nồng độ chất. Ví dụ như chúng được dùng chủ yếu trong phương pháp dựng đường chuẩn (standard curves) và các xét nghiệm đo màu (colorimetric assays).
Ngoài ra còn có các phương pháp định tính, định lượng, đánh giá độ sạch, tách chiết, phân tách các hoạt chất như sắc kí giấy (Thin layer chromatography) và HPLC. Phương pháp sắc kí giấy là một phương pháp cơ bản dùng để định tính các hoạt chất có trong một hỗn hợp hoặc đánh giá sơ bộ độ sạch của chất được tách chiết ra từ một hỗn hợp dựa vào độ phân cực khác nhau của từng chất. Kĩ thuật này bao gồm pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp phụ, thường là silica gel, aluminium oxit, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng chất trơ. Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong một dung môi thích hợp và được hút lên bản sắc ký bởi mao dẫn. Chỉ trong khoảng 10-15 phút, mỗi chất riêng biệt sẽ xuất hiện ở dạng một chấm nhỏ trên tấm pha tĩnh. HPLC được xem như phương pháp cao cấp hơn sắc kí giấy. Với nguyên lí tương tự nhưng HPLC ngoài định tính có thể định lượng hoạt chất có trong hỗn hợp và cho phép kĩ thuật viên có thể thu lại hoạt chất đó cho những nghiên cứu kế tiếp. Hai phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong Hóa Dược nhưng đánh giá độ tinh khiết, định tính và định lượng chế phẩm thuốc, mỹ phẩm, kiểm định chất lượng, khối lượng của thuốc.
Sự thành thạo trong việc sử dụng, phân tích và áp dụng các loại máy móc phổ biến này giúp các bạn sinh viên có thể tự tin ứng dụng vào nhiều thí nghiệm thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như Hóa Sinh và Hóa Lý. Cuối cùng, thay mặt Bộ môn, mình chúc các bạn có thể học được nhiều kiến thức bổ ích thông qua môn học này.
ENZYME HỌC
Trong bài viết này, Bộ môn Hóa Ứng dụng xin chia sẻ cùng mọi người về cảm nhận của một cựu sinh viên ngành mình về định hướng sinh học phân tử và dược. Tụi mình tin chắc các bạn sẽ rất hứng thú với định hướng này đấy!
Bây giờ chúng mình cùng nhau hiểu rõ hơn về môn học Enzyme học cũng như hướng phát triển nghề nghiệp áp dụng với môn này nhé. Enzyme học là một môn chuyên ngành quan trọng của Bộ môn Hóa Ứng dụng. Thông qua môn học này, các bạn sẽ được hiểu sâu và có thể giải thích các cơ chế phản ứng của enzyme, một loại xúc tác sinh học, trong các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào, và hoạt động sống của sinh vật. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ được tìm hiểu quy trình để sản xuất enzyme có độ hoạt tính cao. Qua những kiến thức đã học, chúng ta sẽ áp dụng tiếp những quy trình trên với quy mô phòng thí nghiệm thông qua các bài thực hành, có thể kể ra như xác định độ hoạt tính của enzyme chiết xuất từ thảo mộc hoặc các phụ phẩm, nhiệt độ và môi trường tối ưu hóa cho enzyme từ động vật và vi sinh vật.
Những kiến thức các bạn học được từ môn học này sẽ được đặc biệt áp dụng trong các ngành công nghiệp trọng điểm như thực phẩm, hay đặc biệt là dược phẩm, qua đó enzyme được xem như là một thực phẩm chức năng hay thuốc hỗ trợ vấn đề sức khỏe, ví như enzyme Papain được chiết xuất từ quả đu đủ trong nhiều sản phẩm trị khó tiêu (thuốc Dizzo) hay chất làm mềm thịt trong nấu ăn, hoặc enzyme alphachymotrypsin được ứng dụng trong kháng viêm giảm phù nề. Một số vị trí cực kỳ phù hợp cho môn học này có thể kể đến như: Research & Development, Quality Assurance, Quality Control, và điều hành sản xuất.
ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH MỸ PHẨM & MỸ DƯỢC
Xin chào các bạn, trong bài viết này Bộ môn Hoá Ứng dụng xin chia sẻ cùng mọi người về cảm nhận của một bạn sinh viên ngành mình về định hướng Mỹ phẩm và Mỹ dược. Đối với các bạn học sinh đang chuẩn bị đăng ký nguyện vọng đại học cũng như các bạn sinh viên năm 2, năm 3 trong ngành luôn có những thắc mắc về cơ hội việc làm cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp về Bộ môn Hóa Ứng Dụng đúng không? Trong bài viết này, tụi mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hướng phát triển nghề nghiệp trong ngành Hóa Ứng Dụng, đặc biệt đối với các bạn có niềm đam mê và yêu thích về Mỹ Phẩm và Hóa Mỹ Phẩm.
Mỹ phẩm & Hóa mỹ phẩm là một trong những hướng chuyên ngành của Bộ môn Hóa Ứng Dụng của tụi mình, bao gồm 3 khóa học: Hóa mỹ phẩm 1, Hóa mỹ phẩm 2 và Thực hành Hóa mỹ phẩm. Chuyên ngành Mỹ phẩm & Hóa mỹ phẩm sẽ giúp tụi mình có cái nhìn cụ thể hơn trong việc áp dụng những lý thuyết thành những sản phẩm thực tế đang được bày bán trên thị trường. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác nhau được sử dụng trong cuộc sống như là:
+ Các mặt hàng gia dụng: Xà phòng, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, nước rửa tay,…
+ Sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp: sữa rửa mặt, serum, lotion, nước hoa, son, …
Thông qua 2 khóa học lý thuyết, thầy cô sẽ cung cấp những kiến thức từ những hiểu biết chung đến những kiến thức chuyên ngành Hóa mỹ phẩm. Từ đó giúp tụi mình hiểu rõ hơn cũng như đọc hiểu công dụng của từng nguyên liệu có trong thành phần một sản phẩm mỹ phẩm, và cách tạo ra một sản phẩm hoàn thiện như thế nào. Đặc biệt, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, thầy cô luôn hướng sinh viên tạo ra những sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên và thân thiện với môi trường.
Khi hoàn thành 2 khóa học lý thuyết, tụi mình sẽ được thực hành để tự tạo ra những sản phẩm mỹ phẩm thông qua 10 bài thực hành với 10 sản phẩm khác nhau như là: son, lotion, serum, xà phòng, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, nước rửa tay ,… Tụi mình sẽ được học từ cách chọn nguyên liệu như thế nào để phù hợp với từng loại da hay các vấn đề đặc trị khác nhau, đến quy trình thực hiện để hoàn thiện một sản phẩm hoàn chỉnh. Dưới đây là một số sản phẩm từ lớp học thực hành của tụi mình:
Toàn bộ khóa học giúp tụi mình có cái nhìn tổng quát và dễ dàng định hướng những nghề nghiệp liên quan đến Dược phẩm & Mỹ dược. Phù hợp với những vị trí như Research & Development, Quality Assurance, Quality Control, và các vị trí tương tự tại các công ty trong lĩnh vực này.
Trên đây là những trải nghiệm và cảm nhận của tụi mình khi lựa chọn chuyên ngành Dược phẩm & Mỹ dược. Tụi mình hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp trong tương lại.
TRẢI NGHIỆM ĐẶC BIỆT CÙNG LỚP THỰC HÀNH KỸ THUẬT HÓA SINH
Xin chào tất cả các bạn, trong bài viết này Bộ môn Hóa Ứng dụng xin chia sẻ đến mọi người một số những thông tin cũng như những kinh nghiệm thú vị về một tuần học tập của các bạn sinh viên chuyên ngành Hóa sinh của lớp thực hành Kỹ thuật Hoá sinh tại trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tại Việt Nam, Hóa sinh hẳn là một ngành còn khá mới so với các ngành nghiên cứu khoa học khác ở nước ta. Sau đây, chúng mình sẽ cùng nhau khám phá những buổi thực hành của các bạn sinh viên ngành mình nhé. Về cơ bản, Hóa sinh là những tiến trình hóa học bên trong một cơ thể sống, cụ thể là các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể của chúng ta. Khi tham gia thực hành, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội sử dụng các công cụ sinh học phân tử như vector hay plasmid để chuyển một đoạn DNA gene (mã hóa cho một loại protein) vào một chủng khuẩn để giúp sản xuất ra một lượng lớn protein hữu ích ứng dụng trong y khoa, nghiên cứu khoa học hoặc các sản phẩm ứng dụng vào mỹ phẩm. Một số nghiên cứu tiêu biểu chúng ta có thể kể đến như việc điều chế lượng lớn insulin từ vi khuẩn E.coli hay nấm men Saccharomyces cerevisiae để điều trị người bệnh tiểu đường, hay việc sản xuất Hyaluronic acid từ vi khuẩn Bacillus subtilis ứng dụng vào công nghệ dưỡng ẩm da và mỹ phẩm.
Có thể nói môn thực hành Kỹ thuật Hóa sinh được thiết kế để giúp cho sinh viên có một bức tranh tổng quát về quá trình sử dụng các công cụ sinh học phân tử để chuyển gene vào một vật chủ nhằm tổng hợp ra một lượng lớn protein đặc biệt. Chi tiết hơn là vô số những kỹ năng thực hành chuyên sâu ở cấp độ phân tử cùng kỹ năng sử dụng các máy móc tân tiến trong hệ thống phòng thí nghiệm của Bộ môn cũng như Khoa Công nghệ Sinh học. Sau đây là một số hình ảnh trong tuần học thực hành của các bạn sinh viên ngành mình:
Khuẩn sau khi được nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa petri sẽ được chúng mình tiếp tục nuôi cấy trong môi trường lỏng LB broth để tiến hành các bước phân lập DNA gene và protein hữu ích. Trong các thí nghiệm tiếp theo, chúng mình sẽ có nhiều cơ hội sử dụng các máy móc, bộ kit hiện đại như bộ Miniprep kit dùng để phân lập DNA gene, sử dụng máy PCR để khuếch đại số lượng DNA, máy quang phổ đo nồng độ protein, hay các thí nghiệm điện di để kiểm chứng các DNA và protein đã phân tách và thu được.
Chúng mình hi vọng những thông tin thực hành này sẽ thật sự hữu ích và thú vị cho tất cả các bạn, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị đăng ký lớp vào các học kỳ sau, hay cho các bạn đang rất quan tâm đến chuyên ngành Hóa Sinh tại trường Đại học Quốc Tế, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng mình xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm đến thông tin của ngành. Hi vọng trong những bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ có dịp cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các định hướng chuyên ngành cũng như các lớp thực hành và nghiên cứu của sinh ngành mình nhé.
BỘ MÔN HÓA ỨNG DỤNG
NGÀNH HÓA HỌC (CHƯƠNG TRÌNH HÓA SINH)
Tiến sĩ Lê Quang Phong
Trưởng Bộ môn Hóa Ứng Dụng
Phòng A1.705 (028.3724.4270 - Ext 3877)
Email: biochemistry@hcmiu.edu.vn
Khoa Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Quốc Tế Tp HCM.
https://www.facebook.com/Biochemistry.AppliedChemistry.IU
http://bt.hcmiu.edu.vn/about-us-2/depts/biochem/