Bộ môn Khoa học Thủy sản
Lịch sử hình thành
Khoa học Thủy sản là một trong 4 bộ môn trực thuộc Khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập vào năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản. Đây được coi là ngành có tầm quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề.
Mục tiêu đào tạo
Với ưu thế về đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, ngôn ngữ học tập và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo của Bộ môn Khoa học Thủy hướng đến các mục tiêu:
- Đào tạo đội ngũ kỹ sư giỏi chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề của ngành nghề đáp không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo nghề thủy sản trong nước mà về lâu dài là xuất khẩu lao động trình độ cao.
- Tập trung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho Công nghiệp và xã hội.
- Thông qua hợp tác quốc tế nghiên cứu làm chủ các công nghệ hiện đại.
- Phục vụ cho cộng đồng và Công nghiệp ở Việt Nam, châu lục và thế giới
Ngành Quản lý Thủy sản
Tuyển sinh các khối: A, A1, B, D1
Mã ngành: 7620305
Chương Trình Đào Tạo Chi Tiết: Tại đây
Cử nhân chương trình Quản lý Thủy sản đã tìm được việc làm đúng chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nuôi trồng thủy sản, cơ quan quản lý các cấp, và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang làm việc tại các công ty và tập đoàn quốc tế như Virbac, Skretting và Việt Úc, với cương vị là tư vấn viên, nghiên cứu viên và quản lý. Ngoài ra, nhiều bạn đã tiếp tục học lên các chương trình Thạc sĩ/Tiến sĩ tại các trường đại học nổi tiếng ở Anh, Bỉ, Đức, Úc và nhiều nước khác.
Các bạn sinh viên của chương trình Quản lý Thủy sản, sau khi tích lũy đủ 90 tín chỉ chuyên ngành tại trường, sẽ được đăng ký tham dự chương trình thực tập sinh, nhằm mục đích tìm tòi, áp dụng kiến thức mà mình đã học vào môi trường làm việc thực tế, phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của từng sinh viên. Các bạn sẽ trực tiếp tham gia vào công tác sản xuất và/hoặc nghiên cứu tại doanh nghiệp và/hoặc viện nghiên cứu, trong vòng 8 tuần hoặc 160 giờ làm việc. Trước khi bắt đầu chương trình thực tập, các bạn sẽ phải trình bày bản tóm tắt về mục tiêu cụ thể, và kế hoạch công việc các bạn muốn làm, và chỉ có thể bắt đầu làm việc khi bản tóm tắt đã được giảng viên/người hướng dẫn thông qua. Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, sinh viên sẽ phải làm bản thu hoạch, trình bày kết quả và tự đánh giá bản thân, cho hội đồng chuyên môn của Bộ môn Khoa học Thủy sản.
Ngoài mục đích tạo điều kiện thực tập và hỗ trợ quá trình phát triển bản thân của các bạn sinh viên, chương trình thực tập này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các viện nghiên cứu đánh giá chương trình đào tạo của trường Đại học Quốc tế nói chung và Khoa Công nghệ Sinh học nói riêng. Thông quá các bạn sinh viên, các đơn vị kể trên có thể đóng góp ý kiến để chương trình đạo tạo ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu lao động của Việt Nam và thế giới trong tương lai.
Để đủ điều kiện đăng ký luận văn tốt nghiệp, sinh viên phải tích lũy đủ 110 tín chỉ chuyên ngành và được chập nhận tham gia đề tài của một giảng viên/nghiên cứu viên tại trường Đại học Quốc tế hoặc một viên nghiên cứu.
Quy trình đăng ký, tiến hành và hoàn thiện học phần luận văn tốt nghiệp bao gồm các bước như sau:
- Sinh viên phải hoàn thiện và trình bày một bản đề cương luận văn tốt nghiệp, cho Hội đồng Khoa học, bao gồm các thành viên của Bộ môn Khoa học Thủy sản. Hội đồng sẽ đánh giá và góp ý để các bạn có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho đề tài của mình.
- Báo cáo quá trình làm việc định kỳ cho người hướng dẫn và Khoa Công nghệ Sinh học
- Sau khi kết thúc đề tài, trình bày kết quả nghiên cứu cho Hội đồng Khoa học và hoàn thiện một luận văn tốt nghiệp, có xác nhận của người hướng dẫn, Hội đồng Khoa học và người phản biện.
Để đủ điều kiện tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý Thủy sản phải tích lũy đủ 139 tín chỉ học phần, đã bao gồm chương trình thực tập và luận văn tốt nghiệp, và đạt chuẩn tiếng Anh IELTS 5.5 (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương).
Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ đủ điều kiện:
- Giải quyết hiệu quả các vấn đề của ngành nghề đáp không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo nghề thủy sản trong nước mà về lâu dài là xuất khẩu lao động trình độ cao.
- Tập trung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho Công nghiệp và xã hội.
- Thông qua hợp tác quốc tế nghiên cứu làm chủ các công nghệ hiện đại.
- Phục vụ cho cộng đồng và Công nghiệp ở Việt Nam, châu lục và thế giới
Tên đề tài |
Mã số |
Chủ nhiệm đề tài |
Thời gian thực hiện (tháng) |
Phát triển kỹ thuật mutiplex PCR để xác định mối quan hệ gia phả trong chương trình chọn giống cá tra (Pangasianodon hyphophthalmus) | C2016-28-02 | TS. Nguyễn Minh Thành | 2016-2018 |
Đánh giá tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND và chống chịu với nhiệt độ cao của tôm bạc thẻ Penaeus merguiensis và tôm he Ấn Độ Penaeus indicus | 106-NN.05-2015.70 | Phó GS TS Hoàng Tùng | 2016-2019 |
So sánh sự biểu hiện gen liên quan đến tính trạng sinh sản của tôm sú cái (Penaeus monodon) tự nhiên và gia hóa bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới | TS. Nguyễn Minh Thành | Đang nộp đề tài |
Like Us On Facebook
